Trước khi đi vào phần bài viết về lịch sử đàn piano, mình sẽ giới thiệu qua một xíu về nguyên lý hoạt động của đàn piano cơ. Đàn Piano là nhạc cụ rất độc đáo. Chỉ có đàn piano là nhạc cụ chơi bằng phím có cơ cấu búa đập vào dây và đội ngược lại tức thì, cách ly búa ra khỏi dây chỉ trong tích tắc để dây được ngân vang. Cơ cấu truyền động hay ở chỗ búa nhận truyền động từ phím nhưng trước khi đập vào dây thì lực từ phím đã kịp ngắt đi để sau khi đập vào dây xong búa dội lại ngay tức thì mà không gặp vật cản nào (escapement mechanism). Và hay hơn nữa là lực dội lại tuy rất lớn nhưng khi đội lại được 1 khoảng thì có cơ cấu giữ chặt lại ngay, không để cho búa tự do dội tới dội lui nhiều lần. Với cơ cấu này người chơi có thể thoải mái chơi nhanh hoặc chậm, mạnh hoặc nhẹ dễ dàng. Chi tiết về nguyên lý này mình sẽ giải thích kỹ hơn ở những bài viế khác. Còn bây giờ hãy cùng tìm hiểu qua về các giai đoạn lích sử của piano nhé.
Đàn piano đã ra đời hơn 200 năm với rất nhiều những cải tiến lớn nhỏ, nhưng để tóm gọn lại, mình chia thành 3 giai đoạn như sau:
Đàn piano giai đoạn mới hình thành – Antique pianos
Cây đàn piano đầu tiên với cơ cấu búa gõ vào dây theo nguyên lý “escapement mechanism” được nhà phát minh người Ý Bartolomeo Cristofori (1655-1731) chế tạo vào khoảng đầu thập niên 1700’s. Tên của nhạc cụ này được Cristofori đặt là Piano Et Forte (trong tiếng Ý có nghĩa là soft and loud, hay nhẹ và mạnh). Cây đàn này mở ra một thời kỳ mới cho nhạc cụ chơi bằng phím, đó là cơ cấu búa đập vào và thoát ra khỏi dây ngay tức khắc, không như các nhạc cụ chơi phím phổ biến ở thời điểm này là Harpsichord chơi theo cơ cấu móng gãy vào dây và Clavichord chơi theo cơ cấu miếng đồng đập dính vào dây. Nhờ cơ cấu độc đáo của piano nên nó ngày càng phổ biến và được mệnh danh là vua của các loại nhạc cụ cho đến ngày nay.
Hình cây đàn Piano do Bartolomeo Cristofori chế tác – Nguồn: metmuseum
Giai đoạn này kéo dài từ khoảng đầu thế kỉ 18 đến giữa thế kỷ 19, tuy đàn piano có cùng nguyên lý escapement mechanism nhưng cơ cấu của nó được cải tiến và thay đổi rất nhiều so với cây đàn nguyên thủy ban đầu. (Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thì bộ máy đàn piano mới bắt đầu được hoàn thiện và phổ biến đến tận ngày nay, từ sau thời điểm này bộ máy cơ đàn piano được phân ra nhiều loại (vertical, upright, square) và mỗi loại gần như giống nhau dù nó được làm từ các nhà sản xuất khác nhau.
Ngày nay rất khó để tìm thấy một cây đàn piano sản xuất trong giai đoạn này, hầu như chỉ có trong các viện bảo tàng.
Đàn piano giai đoạn cận đại – Victorian pianos
Khoảng cuối thế kỷ 19, đàn piano trở nên rất phổ biến, có rất nhiều nhà sản xuất đàn piano cạnh tranh nhau và cho ra đời ngày càng nhiều đàn. So với thời kỳ đầu thì mức giá của đàn piano lúc bấy giờ đã giảm đi rất nhiều, một người bình thường vẫn có thể sở hữu riêng 1 cây đàn tại nhà (thay vì chỉ ở thánh đường, nhà hát, học viện mới có đàn piano như lúc trước). Kiểu dáng đàn thời kì này khá cầu kỳ, với nhiều họa tiết, hoa văn trang trí, những cây đàn sản xuất vào thời điểm này được gọi là Victorian piano.
Các kiểu đàn Vicotorian pianos phổ biến
Đàn Victorian được phân loại thành 3 nhóm gồm: Upright, Grand và Square. Hầu hết đàn dáng đứng thời kì này là full upright (chưa có spinet và console), với dây đàn và bảng cộng hưởng đặt đứng. Đàn Square thì có dáng hình hộp với dây đàn nằm ngang theo chiều song song với phím. Và đàn grand thì dài ra phía sau và dây đàn nằm dọc theo hương vuông góc với phím. Đàn Victorian với kiểu Upright và Grand được đánh giá rất tốt trong thời điểm này trong khi đàn square thì khá cồng kềnh nhưng soundboard và búa lại nhỏ và không hay bằng 2 loại kia. Đàn Square chỉ ấn tượng ở kiểu dáng còn khả năng trình diễn thì ko được đánh giá cao. Các phụ tùng dành cho đàn victorian ở thời kỳ này khá nhiều nhưng về sau bắt đầu từ thập niên 1930 thì ngày một ít đi. Ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều cây Victorian, nhưng để chơi ổn thì chỉ còn nhưng cây được restore lại.
Đàn piano hiện đại sau thế kỷ XX
Đầu thế kỷ 20 là bắt đầu thời kỳ hoàng kim của đàn piano. Cơ cấu máy đàn, dây đàn, soundboard, khung giữ dây đã hoàn thiện và ít có cải tiến như các giai đoạn trước, từ thời điểm này cho đến nay hầu như cơ cấu đàn piano không thay đổi. Đàn Square bấy giờ ít còn được sản xuất. Thay vào đó, đàn upright được sản xuất rất nhiều. Để quảng bá các nhà sản xuất piano hay gọi đàn upright là “grand upright” hoặc “grand cabinet”, vì người dùng có xu hướng nghĩ ràng đàn grand chất lượng hơn đàn upright. Nhà sản xuất dùng các từ đó hàm ý đàn đứng của họ chất lượng không thua gì đàn grand và chất lượng hơn các loại đàn đứng trước đó. Nhưng thực chất thì nó không mấy khác nhau.
Kiểu dáng đàn piano phổ biến hiện nay
Đến khoảng thập niên 1930’s thì người ta bắt đầu sản xuất những cây đàn có kiểu dáng nhỏ hơn. Các loại đàn Upright nhỏ hơn 1 size thì gọi là Studio Upright. Đàn grand size nhỏ lúc này cũng khá phổ biến, kích thước nhỏ hơn 5’8″ (khoảng 173cm) được gọi là baby grand. Đến thập niên 1940’s thì đàn đứng bắt đầu sản xuất nhỏ hơn nữa là Console và nhỏ nhất là Spinet để phù hợp với các không gian nhỏ như là chung cư, khách sạn.
Với đàn đứng, chiều cao của đàn và chiều cao của vị trí đặt bộ action trên đàn quyết định tên gọi của nó. Có 4 loại là Upright, Studio Upright, Console và spinet. Đàn upright (ngày nay gọi là full size upright) có bộ action nằm cao hơn phím rất nhiều nên kiểu đàn này có bộ sticker truyền động từ phím lên action. Studio Upright và Console thì bộ aciton đặt thấp hơn nên không cần Sticker mà đặt thẳng lên phím (thường gọi là Direct-Blow Action). Đàn studio upright còn được các nhà xản xuất gọi là professional upright, Nó giống phiên bản nhỏ của full size upright, từ thập niên 1950’s đàn studio upright rất phổ biến nó chuyên dùng trong trường học, nhà thờ, và rất nhiều giáo viên piano chọn kiểu đàn này. Đàn Console thì nhỏ hơn studio nhưng độ cao của đàn vẫn đảm bảo để bộ aciotn nằm gọn lên phím.
Các kiểu action đàn piano dạng đứng
Spinet là kiểu đàn đứng nhỏ nhất, với bộ action được đặt thấp hơn phím, cơ cấu này còn gọi là Drop Action, phím truyền động xuống action thông qua drop sticker. Vì đàn spinet khá nhỏ nên không tạo được âm thanh hay, đặc biệt là âm bass vì dây của nó rất ngắn không đủ để tạo ra âm bass tròn và dầy. Và cơ cấu drop action cũng không tạo được cảm giác chơi tốt như đàn console và upright. Cơ cấu này cũng rất khó để sửa chữa, bảo dưỡng. Đa số đàn spinet là đàn phổ thông giá rẻ, chủ yếu là phục vụ nhu cầu cơ bản và không gian hẹp. Đến thập niên 1990’s đàn piano điện bắt đầu phổ biến nên tính tiện dụng của spinet cũng dần mất đi. Do đó, sau thời điểm này đàn spinet hầu như không còn được sản xuất nửa.
Sơ lược về đàn piano Điện
Khoảng cuối thập niên 1950’s. đàn piano điện bắt đầu xuất hiện, đàn điện thời kỳ này là loại “điện giả cơ”, so với đàn cơ thì đàn giả cơ tiện lợi hơn là có thể chơi thông qua loa hoặc headphone, stay in tune (không bị lệch dây) lâu hơn đàn cơ bình thường. Các thương hiệu điện giả cơ nổi tiếng ở Mỹ gồm: Baldwwin, Kawai, Rhodes, WurliTzer và Yamaha… Các loại đàn này có bộ action, búa và damper gần giống với đàn cơ. Đàn của WurliTzer thì âm được tạo ra từ Tuned Reeds. Baldwin, Kawai, Yamaha thì từ dây nhưng không có soundboard, Rhodes thì từ tuned bars. Tất cả đàn này đều hoạt động dựa vào cảm biến và qua ampli khuếch đại. Bảo trì đàn gồm cả 2 phần điện và cơ, phần cơ thì giống như bảo trì đàn cơ bình thường.
Trong 2 thập niên 1970’s và 1980’s đàn điện hoàn toàn bắt đầu phát triển mạnh và thay thế dần các đàn piano kém chất lượng trước đó. Nhiều hãng sản xuất piano lớn bị phá sản, chỉ còn những hãng sản xuất đàn chất lượng và cạnh tranh mới còn tồn tại. Vì đàn điện ngày càng phổ biến nên người ta gọi đàn piano cơ là acoustic piano để phân biệt nó với đàn điện là Electric piano.
Ngày nay đàn piano điện trở nên phổ biến và giá rất rẻ. Bộ phím cũng được dần hoàn thiện khả năng chơi gần giống đàn cơ hơn có thể chơi soft, loud rất tốt. Chúng có bộ tiếng khá phong phú. Có cổng giao tiếp midi để giao tiếp với các nhạc cụ khác và máy tính rất dể dàng. Ngoài ra đàn điện còn nhiều biến thể khác như: Organ, keyboard, digital piano…
Tóm lại bắt đầu từ thế kỷ 20, đàn đứng được chi làm 4 loại Upright, studio upright, console và spinet, mỗi loại có bộ máy cơ gần như nhau không có nhiều thay đổi cho đến ngày nay. Đàn grand thì chia làm 3 loại tùy vào size đàn là Concert Grand, Grand và Baby grand. Những năm đầu của thời kì này vẫn có một số nhà sản xuất xử dụng các kiểu máy cơ lỗi thời trước đó nhưng về sau với tính phổ biến và hoàn thiện của bộ máy cơ hiện đại, những kiểu trước đó không còn sản xuất nữa.